Công dụng

Ngăn ngừa táo bón

Hạt đại mạch chứa chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan với tỷ lệ cân bằng. Nếu chất xơ không hòa tan làm tăng chất thải rắn và kích thích nhu động ruột, thì chất xơ hòa tan như “β-glucan” có trong hạt đại mạch giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, hạt đại mạch còn giúp nhuận trường và có hiệu quả trong việc cải thiện táo bón.

Ổn định cân nặng

Sau bữa ăn, và lượng đường trong máu sẽ tăng lên và insulin được tiết ra. Insulin có tác dụng tiêu thụ đường trong máu dưới dạng năng lượng, nhưng lượng đường dư thừa không thể tiêu thụ được sẽ tích lũy thành chất béo, vì thế cần phải hạn chế lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn.
 
Hạt đại mạch HakuBaku có chứa β-glucan dưới dạng rắn và từ từ di chuyển từ dạ dày đến ruột, do đó kéo dài thời gian để tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa sự tăng đột ngột lượng đường trong máu. Lượng calo nạp vào sẽ còn được hạn chế hơn nếu bạn ăn hạt đại mạch HakuBaku vào bữa sáng.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Bằng việc làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu, đại mạch giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. 
 
Ngoài ra, β-glucan có tác dụng ức chế sự hấp thụ chất béo trong ruột, ngăn ngừa rối loạn lipid máu và xơ cứng động mạch, giảm cholesterol trong máu. Nó kết hợp với axit trong ruột non giúp cholesterol không vào máu mà bài tiết ra ngoài cơ thể. 

Đóng gói

Hạt đại mạch gói 800g

(túi đóng zip thông minh)

Hạt đại mạch gói 600g

(50g x 12gói)

Cách chế biến

Bước 1

Vo 2 chén gạo với nước như bình thường theo tỷ lệ của nồi cơm điện

Bước 2

Thêm 100g hạt đại mạch & 200ml nước (Tỷ lệ 1:2)

Bước 3

Khuấy nhẹ nhàng và nấu

Bước 4

Sau khi nấu, xới cơm và thưởng thức

Bước 1

Cho nước vào nồi và đun sôi, sau đó cho hạt đại mạch

Bước 2

Giảm lửa và đun sôi trong 15 đến 20 phút, thỉnh thoảng khuấy đều

Bước 3

Đun sôi cho đến độ mềm thích hợp, sau đó rửa sạch bằng nước

Bước 4

Để ráo nước và bảo quản trong tủ lạnh

Truyền thông

Q&A

1. Đại mạch và lúa mạch giống nhau? Tại sao tem phụ ghi là 100% lúa mạch?

“Hạt đại mạch mochimugi là một trong những giống lúa mạch.” – Nhà nghiên cứu của Hakubaku

Các giống lúa mạch, giống như gạo trắng, có cả “độ dẻo” và “độ đàn hồi”. Hạt đại mạch mochimugi là một loại lúa mạch có độ dẻo cao.

2. Tôi bị dị ứng lúa mì, ăn đại mạch có an toàn không ?

Hạt đại mạch có chứa một loại protein tương tự như gluten.

Protein của đại mạch là glutenin và hordeins, khác hoàn toàn với gluten, nhưng chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng nếu bạn bị dị ứng lúa mì.

3. Từ tuổi nào bé có thể ăn được đại mạch ?

“Nếu bé đã qua độ tuổi ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn hạt đại mạch bằng cách cho từng chút một vào bữa ăn của bé” – Chuyên gia dinh dưỡng Naoko Makino

Hãy nấu với cháo và thử từ một lượng nhỏ. Bé đã qua độ tuổi ăn dặm đã có thể ăn hạt đại mạch, nhưng hãy cẩn thận vì quá nhiều chất xơ có thể là một gánh nặng cho tiêu hóa nếu em bé chưa trưởng thành.

4. Tôi nên cho bao nhiêu hạt đại mạch vào cơm ?

“Thông thường, bạn có thể cho khoảng 50g hạt đại mạch vào 1 cup (150g) cơm” –  Nhà nghiên cứu Hakubaku

Bằng cách tăng hoặc giảm lượng đại mạch, bạn có thể làm cơm đại mạch với kết cấu theo sở thích của bạn. Hãy điều chỉnh lượng đại mạch theo các món phụ và tâm trạng trong ngày và thưởng thức.

5. β-Glucan là gì ?

“Một loại chất xơ hòa tan trong nước.” – Nhà nghiên cứu của Hakubaku

β-glucan là một loại chất xơ hòa tan trong nước, có nhiều trong đại mạch và được biết đến với hiệu quả trong việc ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý thông thường.

6. Tôi nên ăn bao nhiêu hạt đại mạch một ngày? Nếu tôi ăn 1 ngày 2 lần hiệu quả có gấp đôi không?

“Chúng tôi khuyên bạn nên ăn 3 lần một ngày đại mạch nấu với hỗn hợp gạo và đại mạch theo tỷ lệ 1:1.” – Chuyên gia dinh dưỡng quản lý Naoko Makino

Để β-glucan hoạt động hiệu quả, người lớn cần 3g β-glucan mỗi ngày. Vì 60g đại mạch chứa khoảng 3g β-glucan, nên bạn có thể hấp thụ được lượng β-glucan này bằng cách ăn ba lần một ngày, mỗi bữa ăn một bát cơm 150g có hạt đại mạch với tỉ lệ 1:1. Ngoài ra, kể cả khi bạn ăn gấp đôi lượng hạt đại mạch cũng không làm tăng gấp đôi hiệu quả.